Dịch vụ

ĐIỀU TRỊ TỦY - CHỮA TỦY

1. Tủy răng là gì?

- Tủy răng là thành phần chính nuôi thân răng, nằm trong cùng nhất của cấu trúc răng.
- Tủy răng bao gồm: Mạch máu và dây thần kinh.
- Gồm có tủy buồng và tủy chân răng.
- Hệ thống này cung cấp dưỡng chất đầy đủ để nuôi tế bào răng.

2. Điều trị tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng là lấy bỏ phần tủy, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Tủy răng có cấu trúc phức tạp và thay đổi trên từng răng, từng cá nhân và độ tuổi…Ví dụ: răng cửa hàm trên thường có 1 ống tuỷ nhưng răng cối lớn hàm trên thường có 3 hoặc 4 ống tuỷ…

Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay đã chết, khoảng trống bên trong răng được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại, nhằm bít kín ống tủy ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại.                                          

3. Những trường hợp cần điều trị tủy.

- Do sâu răng làm nhiễm trùng tủy bên trong.
- Do chấn thương, do tai nạn, gãy răng làm lộ tủy hoặc do chấn thương khớp cắn.
- Viêm khớp răng. 
- Tủy bị hoại tử (tủy chết lâu ngày).
- Răng bị xoay lệch khi làm phục hình, việc mài răng có thể làm ảnh hưởng đến tủy răng.

4. Tại sao phải điều trị tủy răng?

Vì tủy răng không có khả năng tự lành, một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết, nếu không được điều trị, có thể hình thành mủ ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe. Áp-xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây đau nhức. Cơn đau thường nặng hơn đến khi người ta bắt buộc phải tìm đến nha khoa khẩn cấp.

Thường cách duy nhất là nhổ răng, nhưng điều đó làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Mặc dù việc nhổ răng thì đơn giản nhưng phải thay một răng giả vào vị trí vừa mất có thể cần tốn kém hơn so với việc điều trị tủy. Điều trị tủy giúp giữ lại răng thật của bạn.

Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa NHẬT MỸ

Bước 1: Thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Chụp phim X-quang kiểm tra những răng có nguy cơ bị nhiễm trùng ống tủy. Việc này giúp bác sĩ đánh giá tổng quát hơn về mức độ thương tổn và độ khó của răng cần chữa tủy.

Bước 2: Từ những kết quả thăm khám, bác sĩ đưa ra nhận xét và chỉ định điều trị tủy răng, phân tích tình trạng răng cần điều trị tủy cho bệnh nhân hiểu sau đó tiến hành lập phác đồ điều trị cụ thể.

Bước 3: Nếu bệnh nhân đã hiểu và đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ chuẩn bị tiến hành điều trị tủy răng:

 + Gây tê: Bác sĩ gây tê vùng răng cần điều trị giúp giảm đau cho bệnh nhân và tạo tâm lý thoải mái trong khi điều trị.

 + Đặt đê cao su: Bác sĩ sử dụng đê cao su ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng ra khỏi nướu, khoang miệng. Giúp răng cần điều trị luôn được ở trong trạng thái khô, sạch.

 + Mở tủy: Bác sĩ dùng mũi khoan chuyên dụng tạo đường từ bề mặt răng xuống buồng tủy và lấy hết những mô tủy bị tổn thương.

 + Sửa sọan hệ thống ống tủy: Bác sĩ tiếp tục làm sạch phần ống tủy ở các chân răng. Bơm rửa sạch sẽ bằng dung dịch sát trùng. Ống tủy chân răng phải đảm bảo được làm sạch, mở rộng và điều chỉnh hình dạng.

 + Đo chiều dài làm việc ống tủy chân răng và chụp phim X-quang kiểm tra.

 + Nếu tình trạng răng của bạn nghiêm trọng và cần nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt thuốc theo dõi và hẹn ngày tái khám.

 + Trám bít ống tủy: Sau nhiều lần điều trị hết sự viêm nhiễm của tủy, buồng tủy và ống tủy được  trám bít vĩnh viễn bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng. Sao cho chất trám khít sát, lấp đầy hệ thống ống tủy.

Máy đo chiều dài và dụng cụ trâm chữa tủy.

Răng sau chữa tủy có thể sẽ được trám hay phải bọc mão sứ, tái tạo cùi răng tuỳ thuộc vào mức độ mất chất của răng và đánh giá của bác sĩ trên lâm sàng.

Răng chữa tủy xong trám hoàn tất.

Quá trình điều trị tủy răng có thể kết thúc trong một lần hẹn hoặc nhiều lần hẹn. Giữa các lần hẹn răng đang nội nha sẽ được trám tạm lại để thức ăn không chui vào răng gây thêm nhiễm trùng.



Bài viết cùng danh mục

Mặt dán sứ Veneer (hay còn gọi là Laminate sứ) là lớp sứ mỏng được dán bằng loại keo dán đặc biệt lên mặt ngoài của răng, giúp cho màu răng thật được thể hiện ra bên ngoài khá tự nhiên, đồng thời với kết cấu siêu mỏng giúp cho việc mài răng được giảm thiểu tối đa, tránh được hiện tượng đau nhức, ê buốt, hạn chế điều trị tủy đối với bệnh nhân.

KIẾN THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG (ĐIỀU TRỊ NỘI NHA)

Điều trị tủy răng là lấy bỏ phần tủy, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Tủy răng có cấu trúc phức tạp và thay đổi trên từng răng, từng cá nhân và độ tuổi…Ví dụ: răng cửa hàm trên thường có 1 ống tuỷ nhưng răng cối lớn hàm trên thường có 3 hoặc 4 ống tuỷ…

Tại sao phải nhổ răng khôn?

Răng khôn là 4 răng hàm trong(răng: 18,28,38,48), bắt đầu mọc từ 18-25 tuổi, thông thường răng khôn không có tác dụng ăn nhai và luôn mọc không ngay ngắn như răng bình thường, răng thường mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu đâm vào răng bên cạnh gây nên các bệnh răng miệng

Nguyên nhân và phương pháp điều trị cười hở nướu

Nụ cười duyên dáng luôn là mong muốn của tất cả mọi người. Trong những yếu tố góp phần tạo nên nụ cười duyên dáng, tình trạng lộ nướu khi cười là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhất. Bình thường nướu lộ ít hơn 2mm khi cười, và khi mức độ lộ nướu trên 3mm được xem là nụ cười kém thẩm mỹ và còn gọi là cười hở nướu.

Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Các biện pháp điều trị này có thể thực hiện đơn thuần, riêng lẻ hay kết hợp tùy theo tình trạng của bệnh nhân sau khi chuẩn đoán. Khi kết hợp, các biện pháp có thể thực hiện đồng thời hay tuần tự từng bước.

Nguyên nhân khiến bạn há miệng đau quai hàm

Đau quai hàm khi há miệng nghe tiếng kêu là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn khớp Thái Dương Hàm, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong ăn uống sinh hoạt giao tiếp vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến bạn bị đau quai hàm như vậy.

Khám và chẩn đoán bệnh viêm khớp thái dương hàm

Đau khớp thái dương hàm là một bệnh lý rất phổ biến, được xem là nguyên nhân gây đau vùng mặt (oralfacial pain) chiếm hàng thứ hai, chỉ sau đau do răng. Tính trung bình, tỉ lệ có ít nhất một triệu chứng là 41% và ít nhất một dấu hiệu lâm sàng là 56%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân là có nhu cầu điều trị.

HƯỚNG DẪN VỆ SINH RĂNG MIỆNG

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng bởi nếu không biết cách vệ sinh hay giữ gìn thì hàm răng sẽ trở nên ố vàng, thậm chí là bị các chứng bệnh về răng miệng.

TẠI SAO PHẢI CẠO VÔI RĂNG (LẤY CAO RĂNG)

Vôi răng là hiện tượng tích tụ mảng bám từ những mảnh vụn thức ăn không được lấy sạch, theo thời gian vôi hóa và tạo thành những mảng rất cứng bám chặt vào cổ răng, nơi tiếp xúc giữa răng và nướu.

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU

Bệnh nha chu (viêm lợi giai đoạn nặng) là bệnh của các tổ chức xung quanh răng như nướu răng, xương ổ răng, dây chằng. Khi tổ chức này bị viêm sẽ gây ra các triệu chứng chảy máu chân răng, lợi sưng đỏ, hôi miệng, lợi bị tụt, răng lung lay, răng thưa dần ra.

NHỔ RĂNG SỮA CHO TRẺ EM

Nhổ răng sữa không đúng thời điểm có thể khiến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé trở lên xáo trộn,răng nằm không đúng vị trí, một hàm vĩnh viễn đẹp phụ thuộc rất nhiều từ giai đoạn thay răng sữa

NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus mutans được sản sinh ra từ các thức ăn nhiều đường, giàu tinh bột, còn sót lại trên răng do vệ sinh kém. Vi khuẩn streptococcus mutans tạo ra axit ảnh hưởng trực tiếp lên men răng và gây sâu răng. Đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẨY TRẮNG

Sau khi kết thúc quá trình tẩy trắng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn các cách chăm sóc răng miệng tại nhà nhằm bảo vệ hàm răng khỏi những tác động xấu và giúp răng luôn trắng sáng lâu dài.

BẢNG GIÁ PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP

Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình tối ưu để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất với chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật, được cấu tạo gồm một nền hàm hoặc một hàm khung (được làm bằng Titan hoặc kim loại) bên trên là răng giả làm bằng nhựa hay sứ.

QUY TRÌNH PHỤC HÌNH THÁO LẮP

Phục hình tháo lắp - là phương pháp phục hình đơn giản có thể làm trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí, dễ dàng tháo lắp, không mài răng thật, giúp tái tạo chức năng của răng ăn nhai tốt hơn, khôi phục thẩm mỹ nụ cười và bảo vệ các răng còn lại.

RĂNG SỨ KHÔNG KIM LOẠI

Răng toàn sứ - hay còn gọi là răng sứ không kim loại, là loại răng có chất liệu phục hình thẩm mỹ cao với lớp sườn và lớp bên ngoài đều được làm hoàn toàn bằng sứ.

QUY TRÌNH CẤY GHÉP IMPLANT

Implant là thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong lịch sử nha khoa cho phép phục hồi lại răng đã mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng.

Tìm hiểu ImPlant là gì?

Implant hay còn được gọi là Răng Cấy Ghép, nó là một trụ nhỏ bằng titanium được đặt vào xương hàm, dính chặt vào xương, đóng vai trò như một chân răng, trên đó gắn một mão răng bằng sứ giống như răng thật. Răng Cấy Ghép hoàn toàn phù hợp với sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể.

BẢNG GIÁ CẤY GHÉP IMPLANT

Implant nha khoa được chỉ định cho tất cả các trường hợp mất răng muốn phục hồi lại hàm răng tuổi thanh xuân, với chức năng và thẩm mỹ gần như răng thật, mất 1 hoặc nhiều răng đều có thể phục hình được với trụ implant.

CẤY GHÉP IMPLANT

Giải pháp tuyệt vời phục hồi răng mất, với chức năng và thẩm mỹ gần giống răng thật, có thể tồn tại cực kỳ bền chắc trên cung hàm.

Răng sứ thẩm mỹ

Giải pháp phục hồi răng mất, răng nứt ... với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao và bền chắc.

KHÁM RĂNG TỔNG QUÁT

Sức khỏe răng miệng cũng như các vấn đề sức khỏe khác của cơ thể, cần được khám răng định kỳ để biết được tình trạng tốt xấu của răng miệng

Hàm giả tháo lắp

Giải pháp phục hồi với chi phí thấp nhất nhằm thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất, đặc biệt là đối với người cao tuổi khó phục hình bằng cách làm cầu răng hoặc cấy ghép Implant.

CHỈNH NHA - NIỀNG RĂNG

Chỉnh hình răng - Giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề như: răng mọc không đều, răng khểnh, hô, móm, sai khớp cắn...

TẨY TRẮNG RĂNG

Giải pháp tối ưu giúp bạn cải thiện màu sắc răng, đánh bật các vết ố vàng cũng như vùng răng không đều màu và sở hữu nụ cười trắng sáng, tự tin.

TRÁM RĂNG

Giải pháp khôi phục lại răng hư tốn do sâu răng, chấn thương... đem lại chức năng bình thường như răng tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng

Các bài viết khác